Hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Các công bố khoa học về Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) là một rối loạn hoormon trong phụ nữ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và phát triển trứng tron...

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS - Polycystic Ovary Syndrome) là một rối loạn hoormon trong phụ nữ, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và phát triển trứng trong buồng trứng. PCOS là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở phụ nữ. Các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm rụng trứng không đều, tăng nồng độ hormone nam, mất cân bằng glucose và insulin, trứng không phát triển hoặc phát triển không đủ, huyết áp cao, tăng cân và mụn trứng cá. Ngoài ra, PCOS còn có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và tăng huyết áp.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ. Thường xảy ra do sự mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể, đặc biệt là việc sản xuất quá nhiều hormone nam (androgen) và không đủ hormone nữ (estrogen và progesterone).

Các triệu chứng của PCOS có thể khác nhau trong từng trường hợp, tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

1. Rụng trứng không đều: Phụ nữ với PCOS thường gặp khó khăn trong việc rụng trứng do không có sự phát triển đủ của trứng trong buồng trứng.

2. Các vết mụn trứng cá: Sự tăng nồng độ hormone nam có thể làm tăng sản xuất dầu da và sự mọc tóc không trứng trên khuôn mặt, cổ, ngực và lưng.

3. Tăng cân: PCOS có thể gây ra một sự kháng insulin, dẫn đến một sự tăng trưởng tế bào mỡ và tăng cân.

4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều: PCOS có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, bao gồm việc thiếu kinh, kinh không đều hoặc kinh dài ngày.

5. Căng thẳng tâm lý: Sự thay đổi hormone vượt mức có thể gây ra các triệu chứng cảm xúc như lo âu, trầm cảm và căng thẳng tâm lý.

Ngoài ra, PCOS còn có thể gây ra các vấn đề khác như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, tăng huyết áp, mất tinh sủi, vô sinh hoặc khó có thai. Điều trị PCOS tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ các vấn đề khác liên quan. Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục, giảm cân nếu cần, sử dụng thuốc làm giảm nồng độ hormone nam, kháng vi khuẩn và điều trị chống rụng tóc là những biện pháp điều trị thường được sử dụng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "hội chứng buồng trứng đa nang":

Rối loạn nội tiết sinh sản ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang
Tạp chí Phụ Sản - Tập 15 Số 3 - Trang 119 – 125 - 2017
Giới thiệu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là bệnh lý nội tiết phụ khoa thường gặp nhất, ước tính gặp trong khoảng 5-7% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Các phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sinh sản bao gồm vô sinh, ung thư nội mạc tử cung, mãn kinh muộn cũng như các rối loạn chuyển hóa, bao gồm đề kháng Insuline, rối loạn mỡ máu và các bệnh lý tim mạch. Hội chứng buồng trứng đa nang được báo cáo từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, nhận thấy kiểu hình biểu hiện của buồng trứng đa nang thay đổi theo chủng tộc. Tại Việt Nam còn rất ít nghiên cứu và dữ liệu liên quan đến lâm sàng và nội tiết của HCBTĐN. Mục đích nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm lâm sàng và nội tiết của bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN tại miền Trung Việt Nam. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 759 trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám vô sinh và được chẩn đoán có HCBTĐN theo Rotterdam (391) và không có HCBTĐN (368) tại 3 Trung tâm hỗ trợ sinh sản chính ở khu vực miền Trung Việt Nam gồm Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, trong thời gian từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017. Tiêu chuẩn nhận vào nhóm chứng gồm những phụ nữ đến khám vô sinh, không có HCBTĐN, chu kỳ kinh nguyệt đều, không có bệnh lý tại buồng trứng (khối u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung), tiền sử phẫu thuật buồng trứng hay suy buồng trứng đã xác định. Các biến số lâm sàng và nội tiết cơ bản, AMH được thực hiện để đánh giá các rối loạn nội tiết. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 19.0 Kết quả: Độ tuổi trung bình nhóm vô sinh có HCBTĐN là 29,21±4,20. Tỷ lệ HCBTĐN ở bệnh nhân trên 35 tuổi là 26,4% so với 58,2% ở bệnh nhân dưới 35 tuổi (RR=0,45 với KTC là 0,35-0,59). Nhóm HCBTĐN có tỷ lệ BMI quá cân cao hơn so với nhóm chứng gấp 1,20 lần (RR=1,20 với KTC 95%: 1,02-1,42). Nhóm HCBTĐN có nồng độ AMH , chỉ số LH/FSH và Testosterone cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng, với giá trị lần lượt là 8,94±5,68ng/ml vs 3,49±2,12ng/ml; 2,08± 1,49 vs 0,81±0,39 và 0,36±0,27 ng/ ml vs 0,18±0,14 ng/ml. Tại điểm cut-off AMH bằng 4,42 ng/ml, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán HCBTĐN lần lượt là 79,03% và 74, 08%, diện tích dưới đường cong là 0,85 95%CI 0,82 ; 0,87). Kết luận: Rối loạn nội tiết thường gặp ở hội chứng buồng trứng đa nang, với sự gia tăng AMH, LH/ FSH và Testosterone. AMH có thể là một dấu hiệu chẩn đoán HCBTĐN.
Đặc điểm kiểu hình và kết quả điều trị vô sinh của bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang bằng thụ tinh trong ống nghiệm
Tạp chí Phụ Sản - Tập 20 Số 1 - Trang 49-54 - 2022
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm kiểu hình và kết quả điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm trên bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 140 bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán và phân loại kiểu hình theo Rotterdam. Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) theo kiểu hình. Kết quả: Kiểu hình D thường gặp nhất chiếm 44,3%, kiểu hình B ít gặp nhất chiếm 8,6%, kiểu hình C và kiểu hình A có tần suất lần lượt là 30,0% và 17,1%. Không có sự khác biệt về nồng độ AMH, LH, tỉ lệ LH/FSH giữa các nhóm kiểu hình. Không có sự khác biệt về chất lượng phôi ngày 3 giữa các nhóm kiểu hình. Tỉ lệ thai lâm sàng trung bình khi thực hiện TTTON là 44,3%, trong đó tỉ lệ có thai lâm sàng ở nhóm A là 54,2%, nhóm B là 50,0%, nhóm C và nhóm D lần lượt là 40,5%, và 41,9%. Tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng, thai diễn tiến không có sự khác biệt giữa các nhóm kiểu hình. Kết luận: Bệnh nhân HCBTĐN có kiểu hình D gồm rối loạn phóng noãn và hình ảnh buồng trứng đa nang là thường gặp nhất, kiểu hình B gồm cường androgen và rối loạn phóng noãn ít gặp nhất. Không có sự khác biệt về chất lượng phôi ngày 3 và tỉ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng và thai diễn tiến giữa các nhóm kiểu hình.
#Hội chứng buồng trứng đa nang #kiểu hình #hình ảnh buồng trứng đa nang
So sánh tác động của myo-inositol và metformin đến đặc điểm lâm sàng, hồ sơ nội tiết và chuyển hóa ở phụ nữ vô sinh mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát Dịch bởi AI
Asian Pacific Journal of Reproduction - Tập 12 Số 6 - Trang 256-265 - 2023
Mục tiêu:

So sánh hiệu quả của myo-inositol và metformin trên các đặc điểm lâm sàng, và hồ sơ nội tiết và chuyển hóa của phụ nữ Việt Nam vô sinh mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Phương pháp:

Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 8 năm 2022, một thử nghiệm ngẫu nhiên được tiến hành tại Trung tâm Nội tiết và Sinh sản Huế về các phụ nữ vô sinh từ 18 đến 40 tuổi mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Các đặc điểm lâm sàng, nội tiết và chuyển hóa của những cá nhân này được đánh giá trước và sau 3 tháng điều trị bằng 2g myo-inositol hoặc 1700mg metformin mỗi ngày. Tỷ lệ mang thai tự nhiên, tác dụng phụ và sự dung nạp myo-inositol được ghi nhận.

#myo-inositol #metformin #hội chứng buồng trứng đa nang #vô sinh #thử nghiệm y khoa
Hiệu quả của kích thích phóng noãn với hMG trên bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang
Tạp chí Phụ Sản - Tập 12 Số 3 - Trang 98-101 - 2014
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và sự an toàn của việc gây phóng noãn hay kích thích buồng trứng (KTBT) trên bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) với hMG liều khởi đầu 75 IU. Đây là một nghiên cứu hồi cứu, 299 bệnh nhân PCOS được KTBT kết hợp với bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc giao hợp tự nhiên vào năm 2013 tại IVFAS được nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được tiêm hMG 75IU mỗi ngày trong vòng 6 ngày, tăng liều mỗi lần 75IU nếu không có nang phát triển trên 12mm (tối đa 150IU/ngày). Human Chorionic Gonadotrophin (5.000IU) hoặc GnRH agonist (triptoreline 0,2mg) được tiêm cho bệnh nhân khi nang noãn lớn nhất có kích thước ≥ 18 mm, và bệnh nhân được hướng dẫn IUI hoặc giao khoảng 36 giờ sau đó. Tuổi trung bình của người phụ nữ là 28,6 (năm). Thời gian KTBT là 13,2 ± 3,7 ngày và tổng liều hMG sử dụng trung bình là 1202 ± 506 IU. Nang noãn phát triển xuất hiện ở 96,3% chu kỳ điều trị, trong đó 56,7% có 1 nang phát triển và có 4,3% trường hợp được chuyển sang IVM/IVF do đáp ứng quá mức. Tỉ lệ thai lâm sàng là 46,9%. Có 22 trong số 148 trường hợp có thai (14,9%) là đa thai, trong đó có 2 trường hợp tam thai, còn lại là song thai. Có 4 trường hợp hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) trung bình. Phác đồ liều thấp tăng dần sử dụng hMG liều khởi đầu 75IU mỗi ngày là hiệu quả và an toàn trong KTBT cho bệnh nhân PCOS.
Hiệu quả của kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IMV) trên bệnh nhân có hoặc không có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tạp chí Phụ Sản - Tập 15 Số 1 - Trang 74 - 78 - 2017
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) trên bệnh nhân có hoặc không có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đoàn hệ, hồi cứu trên 314 bệnh nhân có PCOS và 32 bệnh nhân không PCOS nhưng có tiền căn quá kích buồng trứng. Bệnh nhân được thực hiện IVM tại IVFMD, bệnh viện Mỹ Đức từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2016. Bệnh nhân được tiêm FSH (100IU/ngày trong 3 ngày) và hCG (10000 IU). Chọc hút trứng được tiến hành 36-38 tiếng sau khi tiêm hCG. Noãn sau khi trưởng thành in vitro được thụ tinh bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Chuyển phôi tiến hành vào ngày 3 sau chọc hút. Các yếu tố đánh giá kết quả bao gồm số noãn chọc hút, số noãn trưởng thành, số noãn thụ tinh, số phôi ngày 2, số phôi loại I, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến và tỉ lệ làm tổ. Kết quả: Không có khác biệt về đặc điểm bệnh nhân giữa hai nhóm (độ tuổi, BMI, nồng độ AMH, độ dày nội mạc tử cung và loại vô sinh). Số lượng noãn chọc hút cao hơn ở nhóm bệnh PCOS nhưng không có khác biệt về số lượng noãn trưởng thành, số lượng noãn thụ tinh, số phôi ngày 2 và số phôi loại I giữa hai nhóm (các chỉ số lần lượt là 13,0 so với 11,0, p=0,005; 8,0 so với 6,0, p=0,103; 5,0 so với 5,0, p=0,473; 5,0 so với 4,0, p=0,548; 1,0 so với 1,0, p=0,462). Không có khác biệt giữa hai nhóm về số phôi chuyển trung bình (3,0 so với 3,0), tỉ lệ thai lâm sàng (48,7% so với 46,9%), tỉ lệ thai diễn tiến (36,0% so với 31,2%) cũng như tỉ lệ làm tổ (23,8% so với 25,9%). Kết luận: Ở bệnh nhân không PCOS nhưng có tiền căn quá kích buồng trứng, IVM có thể là một giải pháp an toàn và hiệu quả.
Đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang
Tạp chí Phụ Sản - Tập 19 Số 2 - Trang 34-40 - 2021
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền (YHCT) và tìm hiểu sự khác nhau của một số yếu tố giữa các thể lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân nữ vô sinh có HCBTĐN tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Lưỡi to bệu/có dấu răng 60,8%, rêu trắng 94,1%, mạch trầm 92,2%, mạch sác 27,5%, mạch tế 55,9%, mệt mỏi hoặc hay quên 86,3%, kinh nguyệt không đều 71,6%, kinh nguyệt sau kì 53,9%. Thể thận hư can uất 42,2%, đàm ứ tương kết 26,5%, thận hư huyết ứ 17,6%, tỳ hư đàm thấp 13,7%. Có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng bụng giữa các thể lâm sàng, p<0,05. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng theo YHCT ở bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN xuất hiện khá phổ biến. Thể tỳ hư đàm thấp và thể đàm ứ tương kết có BMI và chu vi vòng bụng cao hơn thể thận hư huyết ứ và thận hư can uất.
#Y học cổ truyền #hội chứng buồng trứng đa nang #vô sinh
Tỷ lệ bất thường dung nạp đường ở phụ nữ hiếm muộn người Việt Nam có hội chứng buồng trứng đa nang:
Tạp chí Phụ Sản - Tập 20 Số 2 - Trang 63-69 - 2023
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ bất thường dung nạp đường (IGT) và xác định các yếu tố liên quan với tình trạng IGT ở nhóm phụ nữ hiếm muộn người Việt Nam có hội chứng buồng trứng đa nang (HC BTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phụ nữ hiếm muộn người Việt Nam có HC BTĐN chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rotterdam được nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được khai thác tiền sử, bệnh sử, khảo sát nhân trắc học, siêu âm phụ khoa, xét nghiệm nội tiết, đường huyết đói (FG) và HbA1c. Nếu FG < 125 mg/dL và HbA1c < 6,5%, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose đường uống với 75g đường (OGTT). Kết cục chính là tỷ lệ IGT. Dữ liệu được phân tích sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy logistic đơn, đa biến. Kết quả: Có 903 phụ nữ có HC BTĐN tham gia nghiên cứu từ 6/2020 đến 6/2021. Đa số trẻ tuổi, không thừa cân. 22,6% được chẩn đoán IGT; 3,7% và 5,2% có đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 chẩn đoán bằng FG/HbA1c và OGTT; 68,5% có chuyển hoá đường bình thường. Tình trạng tiền ĐTĐ được phát hiện ở 29,6% bệnh nhân. Tuổi và BMI là hai yếu tố liên quan độc lập của tình trạng IGT sau phân tích hồi quy đa biến. Kết luận: Tỷ lệ IGT và các rối loạn chuyển hoá khác liên quan đường huyết ở phụ nữ hiếm muộn người Việt Nam có HC BTĐN cao, mặc dù cơ địa thừa cân - béo phì là không phổ biến.
#bất thường dung nạp đường #hội chứng buồng trứng đa nang #hiếm muộn
Đánh giá kết quả điều trị vô sinh trong hội chứng buồng trứng đa nang bằng nội khoa
Tạp chí Phụ Sản - Tập 11 Số 3 - Trang 93 - 95 - 2013
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phóng noãn và tỷ lệ có thai sau điều trị nội khoa hội chứng buồng trứng đa nang. Đối tượng và phương pháp: thử nghiệm lâm sàng tiến cứu ngẫu nhiên có kiểm soát. Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang, chữa vô sinh tại Khoa khám bệnh- Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Phân chia ngẫu nhiên vào ba nhóm điều trị mỗi nhóm 54 ca: nhóm 1: uống clomiphen citrat (CC) 50 mg x 2 viên/ngày từ ngày 2 đến ngày 7 của vòng kinh, trong 3 tháng, nhóm 2 dùng metformin 500 mg x 2 viên/ngày trong 3 tháng, nhóm 3 dùng metformin 500 mg x 2 viên/ngày trong 5 tuần sau đó dùng clomiphen citrat như nhóm 1. Bệnh nhân được đánh giá khả năng phóng noãn và khả năng có thai qua siêu âm đầu dò âm đạo. Kết quả: Tỷ lệ phóng noãn của ba nhóm nghiên cứu lần lượt là: nhóm 1: 61,1%, nhóm 2: 57,4%, nhóm 3: 81,5%. Tỷ lệ có thai của ba nhóm lần lượt là: nhóm 1: 18,5%, nhóm 2: 24,1%, nhóm 3: 29,6%. Tỷ lệ phóng noãn của nhóm kết hợp clomiphen citrat và metformin cao nhất là 81,5% với p < 0,05. Tỷ lệ có thai của ba nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
#buồng trứng đa nang #điều trị buồng trứng đa nang #metformin kết hợp clomiphen citrat
Tổng số: 30   
  • 1
  • 2
  • 3